Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc đẹp và đúng chuẩn
Nhiều người chưa biết trang trí bàn thờ ngày Tết. Hãy tham khảo ngay cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc dưới đây mà chúng tôi chia sẻ để hiểu hơn về phong tục này của người Việt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn có cách trang trí bàn thờ Tết đẹp – đúng – chuẩn với phong tục từ xưa đến nay của dân tộc ta. Hãy xem ngay nhé!
Trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm Lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm của nước ta. Nhà nhà đều nô nức dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết để đón chào năm mới.
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc được chú trọng và chăm chút từng chi tiết nhỏ. Vì điều này không chỉ thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó còn thể hiện mong ước được một năm khỏe mạnh, vui vẻ.
Chính vì thế, bàn thờ ngày Tết cần sắm sửa đầy đủ đồ cúng, đồ thờ và phải được bố trí hợp lý. Dưới đây là những thứ cần có trong cách bày trí bàn thờ ngày Tết.
Trang trí mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Tùy vào mỗi địa phương sẽ lựa chọn những loại quả khác nhau.
Ở miền Bắc thường sử dụng các loại quả như: chuối, bưởi, đào, hồng, quất. Theo phong thủy ngũ hành thì mâm ngũ quả tượng trưng cho sự hạnh phúc, sung túc. Mỗi loại quả đại diện cho mong muốn của gia chủ như: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
>>> Phong thủy phòng thờ gia tiên dành cho gia chủ Quý Dậu -1993
Lựa chọn đồ trang trí ban thờ đẹp
Ngày Tết không chỉ trang trí nội thất phòng khách mà còn phải trang trí cả bàn thờ trong gia đình. Bạn nên làm sạch những món đồ trang trí trước khi đặt lên bàn thờ.
Nên lựa chọn những món đồ trang trí như: cây nến, cây đèn, lọ cắm hoa, cây vàng bạc, cây tài lộc. Hiện nay thường thay thế cây nến, cây đèn bằng đèn điện. Vì vậy bạn có thể tìm mua những cây đèn điện để trang trí lên bàn thờ.
Nên bố trí những món đồ trang trí sao cho phù hợp. Phải có chỗ để đặt mâm cơm cúng cùng nhiều đồ cúng khác trên bàn thờ bạn nhé! Vì vậy nên lựa chọn những món đồ trang trí phù hợp và cần thiết.
Chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên ngày Tết
Mâm cơm cúng là “mảnh ghép” cuối cùng để có bàn thờ ngày Tết hoàn chỉnh. Mâm cơm cúng gồm có những món ăn truyền thống như: 01 con gà trống luộc, 01 đĩa xôi, 01 đĩa rau xào, 01 chiếc bánh chưng, 01 đĩa thịt lợn luộc.
Miền Bắc là nơi lưu giữ rất nhiều nét đẹp tinh hoa trong văn hóa của dân tộc ta từ xa xưa đến nay. Vì vậy trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc sẽ cầu kỳ và tỉ mỉ hơn.
Trang trí bàn thờ ngày Tết được làm từ rất sớm. Thông thường vào ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày Ông Công Ông Táo thì người Việt có phong tục lau dọn bàn thờ để chuẩn bị đón tổ tiên về nhà. Dưới đây là một số nguyên tắc trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết bạn nên tham khảo.
Nguyên tắc trang trí bàn thờ ngày Tết
Đầu tiên, chính giữa luôn đặt bát hương lớn, 2 bên là 2 bát hương nhỏ, đặt sao cho tạo được tư thế tam tài. Tiếp theo đến 2 cây đèn dầu hoặc cây nên ở vị trí ngoài cùng. Ngụ ý bên phải là mặt trăng và bên trái chính là mặt trời.
Tương tự thế, bạn cần chuẩn bị 2 lọ hoa tươi đặt ở 2 bên ban thờ để mang tới sự cân bằng. Bên cạnh đó, cách bày trí bàn thờ ngày Tết bạn phải chuẩn bị 3 chén nước sạch, 3 chén rượi cùng một bình hồ lô nhỏ. Người miền Bắc thường sử dụng hương vòng để đốt trong ngày Tết vì nó có mùi hương dễ chịu và thời gian cháy lâu.
Ở nhiều gia đình còn có tập tục đặt 2 cây mía cao, có nhiều lá ở 2 bên bàn thờ. Mục đích là mang đến sự đầy đủ và sum suê, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thành công hơn trong năm mới.
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, mâm ngũ quả được gia chủ chuẩn bị trên bàn thờ vào ngày Tết sẽ có 5 loại quả khác nhau. Theo từng vùng miền sẽ có cách trang trí mà mang ý nghĩa tâm linh khác nhau.
Với người phương Đông tin vào thuyết Ngũ hành thì mâm ngũ quả tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ - Khang – Ninh. Ngũ là biểu tượng của sự sống. Quả tượng trưng cho sự sống. Màu sắc của các loại quả tượng tựng cho màu sắc trong Ngũ hành.
Ý nghĩa mâm ngũ quả
Để có cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc đẹp, đúng thì bạn nên tham khảo cách trang trí, bài biện mâm ngũ quả sao cho đẹp. Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết sao cho đúng chuẩn giúp mang tới tài lộc cho gia đình.
Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường sử dụng các loại quả như: Bưởi, quất, đào, chuối, hồng. Chuối có ý nghĩa như bàn tay của thần linh che chở, giúp đỡ gia đình. Vì vậy nải chuối xanh, có hoa ở phía trên mỗi quả chuối tượng trương cho sự nở rộ của mùa Xuân.
Chính giữa nải chuối đặt một quả bưởi hoặc có thể thay bằng quả phật thủ, tượng trưng cho sự vẹn toàn và viên mãn. Những loại quả khác tiến hành xếp xen kẽn để tạo thành chóp. Bố cục và màu sắc hài hòa là được.
Quả sung là biểu tượng cho sự sung túc, nhiều tài lộc. Quả táo tượng trng cho sự no ấm, phú quý, quả lựu thể hiện mong muốn cho con cháu ấm cúng… Bạn có thể lựa chọn các loại quả có ý nghĩa, thể hiện sự mong muốn của mình khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết.
Một lưu ý nữa khi cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc, đặc biệt là trang trí mâm ngũ quả là nên chọn trái cây theo số lẻ như: 3,5,7,9… để phù hợp phong thủy.
Mâm cơm cúng gia tiên là mâm cơm quan trọng. Mâm cơm thể hiện tấm lòng của con cháu kính dâng lên tổ tiên, mời các cụ về chung vui với con cháu trong ngày Tết. Đồng thời còn thể hiện sự đoàn viên, no đủ của gia đình trong những ngày đầu năm mới.
Bày trí mâm cơm cúng đẹp
Mâm cơm cúng của người miền Bắc được kế thừa và phát huy từ xưa đến nay. Những món ăn truyền thống không thể thiếu trên bàn thờ gồm có: gà trống luộc, bánh chưng, xôi, miến xào lòng gà, dưa hành muối, canh bóng thả…
Tùy thuộc vào số lượng bát, đĩa thức ăn mà lựa chọn cách bố trí sao cho phù hợp. Nếu bàn thờ nhỏ thì có thể bày trí vào mâm và đặt lên một chiếc ghế hoặc ghế bục cao.
Lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc cần lưu ý nhiều yếu tố dưới đây:
+ Trong quá trình dọn dẹp và trang trí đồ thờ nên chú ý, nắm được những điều kiêng kỵ, không được phạm phải. Tránh làm ảnh hưởng đến bàn thờ trong gia đình. Có thể lau dọn bàn thờ, bát hương nhưng không được làm xê dịch bát hương. Không được nhấc bát hương lên rồi đặt xuống.
+ Đồ trang trí cần phải rửa sạch sẽ và được tẩy uế trước khi đặt lên ban thờ.
+ Đặt 3 chén nước ở chính giữa bát hương chính. Mâm cơm cúng đặt bên phải, lễ vật quần áo gia tiên đặt bên trái.
Hình ảnh trang trí bàn thờ ngày Tết không thể thiếu lọ hoa tươi. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại hoa tươi khác nhau để đặt lên bàn thờ như:
Cắm hoa tươi trên bàn thờ ngày Tết
+ Hoa đào, hoa mai: tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, xua đuổi tà khí. Ở miền Bắc thường sử dụng hoa đào, còn hoa mai thường trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Nam.
+ Hoa cúc vàng là biểu tượng cho sự may mắn, Phúc – Lộc – Thọ
+ Hoa huệ biểu tượng của sự chính trực, thẳng thắn, xua đuổi cái ác và tà ma
+ Hoa đồng tiền mang nhiều tài lộc, có ý nghĩa sống trường thọ và gặp nhiều may mắn.
+ Hoa lay ơn tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết và trang nhã
Nên tránh các loại hoa như: hoa mẫu đơn, hoa nhài, hoa râm bụt… vì nó mang ý nghĩa không tốt và không thanh tịnh. Cắm hoa nên tuân theo nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử, chọn số cành hoa lẻ để rơi vào cửa Sinh và Lão. Không nên cắm số chẵn sẽ dễ sinh vào cửa Bệnh và Tử.
Trên đây là thông tin về cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc bạn nên tham khảo để trang trí không gian ngày Tết thêm sang trọng và đúng chuẩn hơn. Ngoài việc trang trí ban thờ, bạn cũng nên chú trọng tới việc trang trí không gian tiếp khách.
Nên làm sạch ghế sofa da phòng khách, lựa chọn những món đồ trang trí và bánh kẹo bố trí trên bàn uống nước để tiếp đón chu đáo những vị khách đến với gia đình mình. Hy vọng những thông tin trên đây mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích dành cho bạn, giúp bạn tận hưởng không gian ngày Tết ấm cúng, vui vẻ bên gia đình.
Xem thêm:
Giá: 48.000.000 đ
Giá: 54.989.000 đ
Giá: 18.000.000 đ
Giá: 21.600.000 đ
Giá: 47.000.000 đ
Giá: 54.989.000 đ