Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì bền và đẹp nhất hiện nay?
Bạn đã biết nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì chưa? Để sở hữu không gian nấu nướng tiện nghi, sang trọng và bền đẹp, kinh tế thì lựa chọn chất liệu của tủ bếp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những ưu nhược điểm của các vật liệu làm thường được sử dụng làm tủ bếp hiện nay. Bạn tham khảo ngay nhé!
Hiện nay, tủ bếp cũng giống như các mẫu ghế sofa đẹp cho phòng khách được sản xuất từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Bởi vậy nhiều người băn khoăn không biết nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì?
Có nhiều chất liệu có giá cả hợp lý mà lại mang tới nhiều ưu điểm khi sử dụng làm tủ bếp. Dưới đây là một số những vật liệu bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu về tủ kệ bếp hiện đại nhé!
Những mẫu tủ bếp sản xuất từ nhôm kính hiện đang được khá nhiều người lựa chọn. Bởi sản phẩm này có một số ưu điểm như sau:
Mẫu tủ bếp bằng nhôm kính giả gỗ
+ Ưu điểm:
Tủ bếp nhôm kính không mối mọt và có thể chịu được nhiệt độ cao. Có độ bền khá lâu dài mà lại có giá thành rẻ. Vì vậy ai cũng có thể thi công sản phẩm này cho ngôi nhà.
Tủ bếp được sản xuất từ 3 nguyên liệu chính là kính, nhôm và hợp kim Aluminium. Bên cạnh đó, chất liệu này còn có khá nhiều màu sắc khác nhau để bạn lựa chọn thoải mái theo sở thích của mình khi thi công tủ bếp.
XEM THÊM: Các mẫu tủ bếp đẹp nhất hiện nay
Mẫu tủ nhôm kính hiện đại
+ Nhược điểm:
Tuy là có giá thành rẻ, nhưng các mẫu tủ bếp này lại có nhược điểm là không mang tới vẻ đẹp sang trọng như những mẫu tủ gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên. Màu sắc cũng khá đơn điệu, sử dụng lâu dài có thể xuất hiện nhiều tiếng kêu ken két của kim loại.
Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì? Khi có nhu cầu làm tủ bếp giá rẻ bạn đừng bỏ qua chất liệu inox. Chất liệu inox đang được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất hiện nay.
Không chỉ được sử dụng làm tủ bếp, chất liệu inox còn được sử dụng trong sản xuất các mẫu sofa đẹp như: ghế sofa da chân inox, sofa có tay vịn tạo điểm nhấn với inox…. Bởi chất liệu này có khá nhiều ưu điểm.
Tủ kệ bếp bằng inox đẹp cho gia đình
+ Ưu điểm
Chất liệu inox có độ bền cao nên đang được sử dụng nhiều trong bếp ăn của gia đình và các bếp ăn công nghiệp. Tủ bếp inox có vẻ đẹp sáng bóng và có khả năng chống ăn mòn tốt, không mối mọt.
Tủ bếp inox còn không bị bong tróc hoặc cong vênh nên chịu nhiệt tốt. Vệ sinh dễ dàng nên thích hợp sử dụng trong môi trường nấu nướng thường xuyên có dầu mỡ.
+ Nhược điểm:
Tủ bếp bằng inox dễ gây loang ố. Hơn nữa theo quan niệm phong thủy thì nhiều người không thích sử dụng tủ bếp inox. Bởi bếp thuộc hành Hỏa, chất liệu inox hành Kim, cho nên Hỏa khắc Kim sẽ không mang tới nhiều điều may mắn.
Chính vì thế, nhiều gia chủ quan tâm tới yếu tố phong thủy trong phòng bếp sẽ không lựa chọn chất liệu này khi thi công tủ bếp.
Gỗ tự nhiên là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Đây là chất liệu hàng đầu được nhiều người ưa chuộng khi yêu thích sản phẩm đồ nội thất cao cấp.
Sản phẩm này hiện không chỉ được ứng dụng để sản xuất tủ bếp mà còn được sử dụng để sản xuất ghế sofa cao cấp cho phòng khách, giường ngủ, tủ quần áo, bàn ghế ăn…
Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì? Bạn muốn sở hữu mẫu tủ bếp đẹp và có độ bền cao thì không thể bỏ qua các mẫu tủ bếp gỗ tự nhiên.
Không gian sang trọng với tủ bếp gỗ tự nhiên
Tủ bếp gỗ tự nhiên đa dạng chất liệu và kiểu dáng
Sản phẩm này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Ưu điểm:
Gỗ tự nhiên có độ bền cao, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Mặt khác, gỗ thịt dày nên có thể thoải mái tạo hình hoa văn trên tủ bếp. Có thể chạm trổ hoặc điêu khắc những họa tiết tỉ mỉ mà bạn thích.
Gỗ tự nhiên có vân đẹp, đặc biệt là khi sử dụng các loại gỗ quý như: gỗ Hương vân, Hương đá, gỗ Óc chó… làm tủ bếp sẽ mang tới vẻ đẹp sang trọng bậc nhất cho không gian.
Tủ bếp gỗ tự nhiên có kích thước đa dạng, có thể phù hợp với nhiều không gian. Kể cả những không gian phòng khách có diện tích nhỏ.
THAM KHẢO THÊM: Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn của tủ bếp hiện đại
+ Nhược điểm:
Nếu bảo quản không tốt có thể gây mối mọt hoặc cong vênh. Bên cạnh đó giá thành để thi công tủ bếp là khá đắt. Đặc biệt khi sử dụng các loại gỗ quý.
Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì? Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay khi thi công nội thất nhà ở nói chung và thi công nội thất phòng bếp nói riêng.
Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì?
+ Ưu điểm:
Chất liệu gỗ công nghiệp được xử lý kỹ càng, có thể chịu lực, chịu nhiệt tốt. Bên cạnh đó, nó còn được tẩm sấy để chống mối mọt và không bị cong vênh khi có sự tác động của thời tiết.
Màu sắc đa dạng, mặt gỗ không thấm nước nên dễ vệ sinh. Chất liệu gỗ này thường được cấu tạo với 2 thành phần chính là cốt gỗ và bề mặt gỗ.
Cốt gỗ thường là bột gỗ được ép với áp suất cao như: HDF, MDF, MDF chống ẩm. Còn bề mặt gỗ gồm có: melamine, veneer, laminate và acrylic.
+ Nhược điểm: Các loại gỗ công nghiệp không được sản xuất với tính năng chống ẩm sẽ không có khả năng chống ẩm tốt bằng các loại vật liệu khác.
Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì? Khi lựa chọn các mẫu tủ bếp bằng gỗ công nghiệp, bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau. Dưới đây là một số thông tin về các loại tủ bếp gỗ công nghiệp. Bạn có thể tham khảo để có quyết định đúng đắn nhất nhé!
4.1 Tủ bếp với bề mặt Laminate
Tủ bếp gỗ tự nhiên với bề mặt Laminate
Tủ bếp gỗ công nghiệp có bề mặt Laminate gần giống với Melamine nhưng đẹp hơn và dày hơn. Đây là vật liệu sản xuất tủ bếp được sản xuất theo công nghệ HPL gồm có 3 lớp đế và 2 lớp bề mặt.
Chất liệu này có ưu điểm vượt trội như: có độ bền cao, có khả năng chống nước, chống mối mọt, có thể uốn cong để tạo hình và có màu sắc đồng đều.
4.2. Tủ bếp có bề mặt Melamine
Tủ bếp gỗ công nghiệp đẹp, hiện đại
Các mẫu tủ bếp được sản xuất từ gỗ công nghiệp có bề mặt Melamine có màu sắc đa dạng, có khả năng chống trầy xước tốt. Do đó sản phẩm này luôn mang tới vẻ đẹp sáng bóng cho không gian.
Bên cạnh đó, ưu điểm của sản phẩm này chính là không dễ bắt lửa. Bởi vậy, rất thích hợp để sử dụng làm tủ bếp. Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì? Bạn nên lựa chọn tủ bếp sử dụng gỗ công nghiệp có cốt gỗ MDF lõi xanh, có khả năng chống ẩm tốt sẽ phù hợp với khí hậu của nước ta.
4.3 Tủ bếp gỗ công nghiệp với bề mặt Acrylic
Mặt Acrylic có độ bóng cao
Gỗ công nghiệp có mặt Acrylic có độ sáng bóng cao. Vì Acrylic là lớp sáng bóng phản gương, thường sử dụng cho cánh tủ để mang tới vẻ đẹp sang trọng hơn. Lớp bề mặt này có tác dụng ngăn nước và bảo vệ lớp lõi tốt hơn.
Bởi vậy, sử dụng các mẫu tủ bếp từ gỗ công nghiệp có bề mặt Acrylic là sự lựa chọn không tồi. Có thể mang tới vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho không gian.
4.4 Tủ bếp hiện đại với bề mặt Veneer
Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì? Đây cũng là một sự gợi ý không tồi dành cho bạn khi muốn mua tủ bếp hiện đại. Sản phẩm này mang tới vẻ đẹp sang trọng với vân gỗ tự nhiên đẹp.
Gỗ dễ dàng uốn cong để tạo hình cho tủ bếp. Có độ bền cao. Tuy nhiên, khả năng chống thấm, chống ẩm không cao như những loại vật liệu gỗ công nghiệp phủ Laminate.
Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Veneer
Tóm lại, nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì? Trên đây là những vật liệu thường được sử dụng để thi công tủ bếp hiện nay. Tùy thuộc khả năng tài chính của gia đình để lựa chọn chất liệu tủ bếp sao cho phù hợp.
Đối với khách hàng ưu tiên các mẫu tủ bếp giá rẻ, không quá coi trọng về vấn đề phong thủy thì có thể lựa chọn những mẫu tủ bếp bằng nhôm kính, inox hay tủ bếp nhựa. Còn với những khách hàng muốn sở hữu không gian sống đẹp, sang trọng thì có thể tham khảo các mẫu tủ bếp từ gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
Với không gian đẳng cấp có thể lựa chọn chất liệu gỗ tự nhiên cao cấp như: gỗ Óc chó, gỗ Hương, gỗ Gõ đỏ… Đây là những mẫu tủ bếp có giá bán đắt đỏ.
Nếu bạn muốn tư vấn thêm thông tin về các món đồ nội thất cho ngôi nhà như: ghế sofa, bàn trà sofa phòng khách, đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất phòng bếp, bàn ghế ăn… hãy liên hệ ngay với Nội Thất Xinh để được giải đáp cụ thể nhé!
Hoặc tới showroom nội thất của chúng tôi để trải nghiệm trực tiếp các món đồ nội thất đẹp đang có sẵn tại cửa hàng. Hotline 0243 905 9999 - 0975 90 3333 luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn.
Xem thêm:
Giá: 48.000.000 đ
Giá: 54.989.000 đ
Giá: 18.000.000 đ
Giá: 21.600.000 đ
Giá: 47.000.000 đ
Giá: 54.989.000 đ